Đề cương KTMT

13 - Bộ nhớ ngoài

- Đĩa từ: là một trong các loại thiết bị lưu trữ được sử dụng rộng rãi nhất trong các thiết bị tính toán nói chung và các máy tính cá nhân nói riêng. Đĩa từ thuộc loại bộ nhớ ổn định – thông tin lưu trên đĩa từ luôn được duy trì, không phụ thuộc vào nguồn điện nuôi bên ngoài. Đĩa từ cũng là bộ nhớ kiểu khối có dung lợng lớn, đặc biệt là các đĩa cứng, dùng để lưu trữ thông tin lâu dài dưới dạng các tệp. Có hai dạng đĩa từ chủ yếu là đĩa từ mềm và đĩa từ cứng. Các chuẩn ghép nối đĩa cứng: + Chuẩn ghép nối ATA/IDE/PATA sử dụng cáp dẹt 40 hoặc 80 sợi để ghép nối ổ cứng với bảng mạch chính của máy tính. Mỗi cáp thường hỗ trợ ghép nối với 2 ổ đĩa: một ổ đĩa chủ và một ổ đĩa tớ. Băng thông đường truyền là 16 bít, đạt các mức thông lượng theo tần số làm việc: 16, 33, 66, 100 và 133MB/s. + Chuẩn SATA sử dụng cùng tập lệnh mức thấp như chuẩn ATA nhưng SATA sử dụng đường truyền tin nối tiếp tốc độ cao qua 2 đôi dây với bộ điều khiển SATA sử dụng chuẩn AHCI. SATA hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến vợt trội so với ATA, như truyền dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn và đặc biệt là tính năng cắm nóng. SATA cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhiều so với ATA. + SCSI là một tập các chuẩn về kết nối vật lý và truyền dữ liệu giữa máy tính và thiết bị ngoại vi, thường được sử dụng trong các máy chủ. Tất cả các thiết bị SCSI đều kết nối đến bus SCSI theo cùng một kiểu và mỗi bus SCSI có thể kết nối 8-16 thiết bị SCSI. Tương tự SATA, chuẩn SCSI cũng cung cấp nhiều tính năng tiên tiến như tốc độ truyền dữ liệu và tính ổn định rất cao và tính năng cắm nóng. Tính năng cắm nóng rất hữu dụng trong các máy chủ do SCSI cho phép thêm, bớt các ổ cứng mà không phải tắt máy, giảm thời gian ngừng cung cấp dịch vụ. - Đĩa quang: hoạt động dựa trên nguyên lý quang học: sử dụng ánh sáng để đọc và ghi thông tin trên đĩa. Các đĩa quang thường được chế tạo bằng plastic với một mặt được tráng một lớp nhôm mỏng để phản xạ tia laser. Việc đọc thông tin trên đĩa quang được thực hiện trong ổ đĩa quang theo các bước: 1. Tia laser từ điốt phát laser đi qua bộ tách tia đến gương quay; 2. Gương quay được điều khiển bởi tín hiệu đọc, lái tia laser đến vị trí cần đọc trên mặt đĩa; 3. Tia phản xạ từ mặt đĩa phản ánh mức lồi lõm trên mặt đĩa quay trở lại gương quay; 4. Gương quay chuyển tia phản xạ về bộ tách tia và sau đó đến bộ cảm biến quang điện; 5. Bộ cảm biến quang điện chuyển đổi tia laser phản xạ thành tín hiệu điện đầu ra. Cường độ của tia laser được biểu diễn thành mức tín hiệu ra. - RAID: là một công nghệ tạo các thiết bị lưu trữ tiên tiến trên cơ sở các ổ đĩa cứng, nhằm đạt các yêu cầu về tốc độ cao, tính tin cậy cao và dung lượng lớn + Kĩ thuật tạo RAID: Có hai kỹ thuật chính được sử dụng để tạo RAID: kỹ thuật tạo lát đĩa và kỹ thuật soi gương đĩa. Điểm mấu chốt của kỹ thuật tạo lát đĩa là điều khiển RAID cung cấp khả năng ghi và đọc song song các khối của cùng một đơn vị dữ liệu. Nhờ vậy tăng được tốc độ đọc ghi. Theo đó, các dữ liệu cần ghi được chia thành các khối cùng kích thước và được ghi đồng thời vào các ổ đĩa vật lý độc lập. Tương tự, trong quá trình đọc, các khối của dữ liệu cần đọc được đọc đồng thời từ các đĩa cứng độc lập, giúp giảm thời gian đọc. Trong khi kỹ thuật tạo lát đĩa hướng đến tốc độ cao, kỹ thuật soi gơng đĩa nhằm đạt độ tin cậy cao cho hệ thống lưu trữ. Theo đó, dữ liệu cũng được chia thành các khối và mỗi khối được ghi đồng thời lên hai hay nhiều ổ đĩa độc lập. Như vậy, tại mọi thời điểm ta đều có nhiều bản sao dữ liệu trên các đĩa cứng độc lập, đảm bảo tính an toàn cao. + Các loại RAID thông dụng: • Cấu hình RAID 0 dựa trên kỹ thuật tạo lát đĩa và cần tối thiểu hai ổ đĩa vật lý. Ưu điểm chính của RAID 0 là đạt tốc độ cao – tốc độ truy nhập RAID tỷ lệ thuận với số lượng đĩa độc lập của RAID. Ngoài ra, RAID 0 có thể giúp tăng dung lượng: dung lượng RAID 0 bằng tổng dung lượng của các đĩa độc lập tham gia. Hạn chế lớn nhất của RAID 0 là tính tin cậy – tính tin cậy của RAID 0 chỉ tương đương tính tin cậy của một ổ đĩa đơn. • Cấu hình RAID 1 dựa trên kỹ thuật soi gương đĩa và cũng cần tối thiểu hai ổ đĩa vật lý.Ư u điểm chính của RAID 1 là đạt độ tin cậy cao, do tại mỗi thời điểm luôn có nhiều bản sao lưu dữ liệu trên các đĩa độc lập. Tốc độ truy nhập và dung lượng của RAID 1 đều tương đương với một ổ đĩa đơn. • Cấu hình RAID 10 là sự kết hợp của RAID 1 và RAID 0, dựa trên cả hai kỹ thuật tạo lát đĩa và soi gương đĩa. RAID 10 cần tối thiểu 4 ổ đĩa độc lập. Ưu điểm của RAID 10 là đạt được cả tốc độ cao và tính tin cậy cao, nên rất phù hợp với các hệ thống máy chủ đòi hỏi tính an toàn cao, hiệu năng lớn như máy chủ cơ sở dữ liệu. Dung lượng RAID 10 bằng một nửa tổng dung lượng các đĩa độc lập tham gia tạo RAID. Nhược điểm duy nhất của RAID 10 là giá thành cao.

Back to posts

Pair of Vintage Old School Fru