Đề cương KTMT

8 - Một số dạng lệnh thông dụng

- Các lệnh vận chuyển dữ liệu vận chuyển dữ liệu giữa các bộ phận của máy tính. Cụ thể, vận chuyển dữ liệu giữa các thanh ghi của CPU, nạp dữ liệu từ các ô nhớ về các thanh ghi của CPU và ngược lại ghi dữ liệu từ các thanh ghi ra các ô nhớ. Ngoài ra, dữ liệu cũng có thể được vận chuyển giữa các ô nhớ trong bộ nhớ trong. - Các lệnh tính toán số học và logic được sử dụng để thực hiện các thao tác tính toán trên nội dung các thanh ghi và nội dung các ô nhớ. Các lệnh tính toán hỗ trợ hầu hết các phép toán số học thông dụng như cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên và các phép toán logic, như phủ định, và, hoặc, hoặc loại trừ. - Các lệnh điều khiển chương trình được sử dụng để thay đổi trật tự thực hiện các lệnh khác trong chương trình hay làm thay đổi logic chương trình. Đây là nhóm lệnh gây ra các rẽ nhánh, hoặc nhảy làm cho quá trình thực hiện chương trình phức tạp hơn. Một trong các đặc tính của các lệnh này là chúng làm thay đổi nội dung của bộ đếm chương trình PC – nơi chứa địa chỉ ô nhớ chứa lệnh tiếp theo được thực hiện,. Các lệnh điều khiển chương trình sử dụng các cờ của ALU để xác định điều kiện rẽ nhánh hoặc nhảy. Có thể chia các lệnh điều khiển chơng trình thành 3 loại chính sau: Các lệnh nhảy/ rẽ nhánhko điều kiện; các lệnh nhảy/ rẽ nhánh có điều kiện; các lệnh gọi thực hiện và trở về từ chương trình con. - Các lệnh vào ra được sử dụng để vận chuyển dữ liệu giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi. Các thiết bị ngoại vi giao tiếp với máy tính thông qua các cổng vào ra chuyên dụng. Mỗi cổng vào ra được gán một địa chỉ riêng biệt. Có hai lệnh vào ra cơ bản: INPUT: sử dụng để chuyển dữ liệu từ thiết bị vào đến CPU; OUTPUT: sử dụng để chuyển dữ liệu từ CPU đến thiết bị ra.

Back to posts

Polly po-cket