Disneyland 1972 Love the old s
Đề cương KTMT

2 - Cấu trúc và chức năng của máy tính

a. Sơ đồ khối chức năng: Kẻ bảng lâu lắm, chúng m tự kẻ tay.  Theo đó, hệ thống máy tính gồm bốn thành phần chính: (1) CPU – Khối xử lý trung tâm, (2) Bộ nhớ trong, gồm bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM, (3) Các thiết bị ngoại vi, gồm các thiết bị vào và các thiết bị ra và (4) Bus hệ thống, là hệ thống kênh dẫn tín hiệu ghép nối các thành phần kể trên.Ngoài ra, còn có các giao diện ghép nối vào và ghép nối ra dùng để ghép nối các thiết bị ngoại vi vào bus hệ thống. Chức năng của từng khối: - Khối xử lý trung tâm là thành phần quan trọng nhất được xem là bộ não của máy tính. Các yêu cầu của hệ thống và của người sử dụng thường được biểu diễn thành các chương trình máy tính. CPU đảm nhiệm việc đọc các lệnh của chương trình từ bộ nhớ, giải mã và thực hiện lệnh. Thông qua việc CPU thực hiện các lệnh của chương trình, máy tính có khả năng cung cấp các tính năng hữu ích cho người sử dụng. CPU là vi mạch tích hợp với mật độ rất cao, được cấu thành từ bốn thành phần con: (1) Bộ điều khiển, (2) Bộ tính toán số học và logic, (3) Các thanh ghi và bus trong CPU. Bộ điều khiển có nhiệm vụ đọc, giải mã và điều khiển quá trình thực hiện lệnh. Bộ tính toán số học và logic chuyên thực hiện các phép toán số học như cộng trừ, nhân, chia, và các phép toán lôgic như và, hoặc, phủ định và các phép dịch, quay. Các thanh ghi là kho chứa lệnh và dữ liệu tạm thời cho CPU xử lý. Bus trong CPU có nhiệm vụ truyền dẫn các tín hiệu giữa các bộ phận trong CPU và kết nối với hệ thống bus ngoài. - Bộ nhớ trong, còn gọi là bộ nhớ chính là kho chứa lệnh và dữ liệu của hệ thống và của người dùng phục vụ CPU xử lý. Bao gồm hai loại: (1) Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) và (2) Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). ROM thường được sử dụng để lưu lệnh và dữ liệu của hệ thống. Thông tin trong ROM được nạp từ khi sản xuất và thường chỉ có thể đọc ra trong quá trình sử dụng, thông tin trong ROM luôn tồn tại kể cả khi không có nguồn điện nuôi. Bộ nhớ RAM thường được sử dụng để lưu lệnh và dữ liệu của cả hệ thống và của người dùng. RAM thường có dung lợng lớn hơn nhiều so với ROM, thông tin trong RAM chỉ tồn tại khi có nguồn điện nuôi. - Các thiết bị vào ra, hay còn gọi là các thiết bị ngoại vi đảm nhiệm việc nhập dữ liệu vào, điều khiển hệ thống và kết xuất dữ liệu ra. Có hai nhóm thiết bị ngoại vi: (1) Các thiết bị vào và (2) Các thiết bị ra. Các thiết bị vào dùng để nhập dữ liệu vào và điều khiển hệ thống, gồm: bàn phím, chuột, ổ đĩa, máy quét ảnh,… Các thiết bị ra dùng để xuất dữ liệu ra, gồm: màn hình, máy in, ổ đĩa, máy vẽ,... - Bus hệ thống là một tập các đường dây kết nối CPU với các thành phần khác của máy tính. Bus hệ thống thường gồm ba bus con: Bus địa chỉ – Bus A, Bus dữ liệu – Bus D, Bus điều khiển - Bus C. Bus địa chỉ có nhiệm vụ truyền tín hiệu địa chỉ từ CPU đến bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi; Bus dữ liệu vận chuyển các tín hiệu dữ liệu theo hai chiều đi và đến CPU; Bus điều khiển truyền tín hiệu điều khiển từ CPU đến các thành phần khác, đồng thời truyền tín hiệu trạng thái của các thành phần khác đến CPU.

Back to posts